Nếu bạn còn đang thắc mắc xuất nhập khẩu là gì, thì chắc hẳn bạn mới Tiếp cận công việc hay đang học mới về ngành
Thực ra, xuất khẩu là cụm từ đã khá quen thuộc với mọi người, thậm chí cả những người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ khái niệm xuất khẩu là gì. Có lẽ đó mới là lý do bạn tìm đến bài viết này. Vậy hãy tham khảo nội dung dưới đây để biết rõ thêm về chủ đề này nhé!
Trước hết là một số khái niệm về xuất khẩu. Khá là bổ ích nếu bạn nắm rõ được những nguyên tắc này sẽ giúp ích cho công việc bạn rất nhiều đấy, sau đây là một vài tóm tắt về xuất nhập khẩu

1. Một số khái niệm về xuất nhập khẩu
1.1 Khái niệm xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.
1.2 Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, Máy móc, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…
1.3. Xuất Nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu (tiếng anh gọi là import-export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Có thể xem các ngành xuất nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương với mối tương quan lớn và có sự tác động rộng rãi đến nhiều ngành khác. Xuất khẩu là một ngành không thể thiếu với mọi quốc gia vì mang lại nguồn ngoại tệ cao để tăng cường nhập khẩu hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân…
2.Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề chuyển giao ý nghĩa để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đạI hoá.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ khi phát triển nghành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển nghành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu ( gạo, dầu, thực vật, chè.v.v..) có thể sẽ kéo theo sự phát triển của nghành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất, hay xuất khẩu chính là một phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ thuật và công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng cũng như giá cả. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Tác động đó thể hiện trước hết ở chỗ: sản xuất hàng hoá xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

3. Các hình thức xuất nhập khẩu phổ biến
3.1 Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên các nguyên tắc đã được thống nhất là trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan hệ buôn bán trong nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhờ một đơn vị thứ 3 (công ty chuyên về ủy thác nhập khẩu). Đơn vị đó sẽ đại diện cho công ty bạn, được gọi là công ty xuất nhập khẩu, thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu sản phẩm (hàng hóa) nào đó.
3.2 Xuất khẩu trực tiếp
Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.
Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
3.3. Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Processing. Gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại.
Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hóa), chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.
3.4. Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt của nó đem lại.
Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Mặt khác doanh nghiệp cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá …do đó giảm được chi phí khá lớn.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay xu hướng di cư tạm thời ngày càng trở nên phổ biến mà tiêu biểu là số dân đi du lịch nước ngoài tăng nên nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhận thức đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du lịch để tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá để thu ngoại tệ. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch trương sản phẩm của mình thông qua những du khách.
Mặt khác với sự ra đời của hàng loạt khu chế xuất ở các nước thì đây cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả được các nước chú trọng hơn nữa. Việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Các yếu tố bên ngoài doanh nghệp
Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động tới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể
Các chính sách và quy định của Nhà nước
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố hoạt động xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau.
Nhu cầu của thị trường nước ngoài
Do khả năng sản xuất của nước nhập khẩu không đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dung trong nước, hoặc do các mặt hàng trong nước sản xuất không đa dạng nên không thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, nên cũng là một trong những nhân tố để thúc đẩy xuất khẩu của các nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước và cả nhu cầu của nước ngoài.
Trạng thái nền kinh tế trong nước
- Mức độ sản xuất
- Tình hình nguồn nhân lực.
- Các yế tố về công nghệ.
- Cơ sở hạ tầng.
- Các chính sách và quy định của Nhà nước.
- Tỷ giá hối đoái
- Thuế quan và quota.
- Các chính sách khác của Nhà nước.
- Ảnh hưởng của tình hình kinh tế – xã hội thế giới.
Sức mạnh sự kiểm soát, chi phối, độ uy tín của nguồn cung cấp hàng hoá đối với doanh nghiệp
Muốn KSNB DN hoạt động hiệu quả, từng thành phần của KSNB cần thiết phải hoạt động hiệu quả.
Về môi trường kiểm soát
Tính chính trực và giá trị đạo đức: Cần thực hiện tốt việc xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử áp dụng cho các cấp từ lãnh đạo đến nhân viên. Nhà quản lý cần phải làm gương cho cấp dưới trong các hành vi ứng xử công việc hàng ngày. Kịp thời, tuyên dương những nhân viên thực hiện tốt các quy chuẩn về đạo đức, kỷ luật nghiêm đối với những người gian lận, không trung thực ảnh hưởng đến lợi ích của DN.
Cam kết về năng lực: Trong chính sách tuyển dụng nhân sự cần quy định rõ kỹ năng và kiến thức đối với các vị trí công việc cần tuyển dụng, thiết lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.
Triết lý, phong cách điều hành của nhà quản lý: Nhà quản lý cần quán triệt phổ biến cho cấp dưới và nhân viên về vai trò của KSNB trong việc kiểm soát rủi ro; Thường xuyên đánh giá về KSNB và cần có cam kết về đảm bảo KSNB hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức và sự phân công quyền hạn và trách nhiệm: Thực hiện tốt việc kiện toàn cơ cấu tổ chức hợp lý, đảm bảo tính xuyên suốt và nhất quán từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai cũng như kiểm tra việc thực hiện các quyết định trong phạm vi toàn đơn vị; Thực hiện việc rà soát, ban hành quy chế bằng văn bản, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận.
>Xem thêm: Tại Dịch Vụ Vận Chuyển Quốc Tế