Khi bạn Xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó, bạn muốn biết hàng hóa của mình có được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan hay không hoặc mặt hàng đó có chịu những biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu hay không. Xuất xứ hàng hóa là cơ sở quan trọng để bạn biết số thuế bạn phải nộp và những hạn chế bạn phải chịu, như: thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, chống trợ cấp, quy định về hạn ngạch thuế quan, …
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết một vài thắc mắc liên quan.
ĐỊNH NGHĨA
Tại Điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP có giải thích:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
- Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
1. Xuất xứ hàng hóa là gì?
- Xuất xứ hàng hóa tên tiếng anh là Origin of goods, xác định nơi ra đời của một sản phẩm (từ một nước hoặc một vùng lãnh thổ), đó phải là nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó nếu có nhiều nước cùng tham gia sản xuất.
2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
- C/O (Certificate of Origin) hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: là giấy chứng nhận nơi ra đời của sản phẩm, được thể hiện bằng văn bản hoặc điện tử hoặc hình thức khác và do cơ quan thẩm quyền cấp.

MỤC ĐÍCH CỦA CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ:
- Xác định hàng hóa đó thuộc diện áp dụng thuế tối huệ quốc (MFN) hay ưu đãi thuế quan (GPS hay FTA)
Có nghĩa là xác định đâu là hàng được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi và áp dụng theo hiệp định thương mại nào là đúng. (C/O form nào?)
- Là công cụ của chính sách thương mại
Nhiều mặt hàng khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam được bán phá giá, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, nên C/O là căn cứ chứng minh xuất xứ hàng hóa để chống lại các hành động phá giá hay trợ cấp, tự vệ, trợ giá,…
Ví dụ:
Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi dài từ Indo, Malay, Trung quốc,… nếu bạn Nhập khẩu sản phẩm này thì phải có C/O chứng minh hàng không được sản xuất từ những nước này.
Thép cán nguội từ Trung quốc hay mía đường từ Thái Lan cũng bị áp thuế CBPG.
- Hỗ trợ thống kê thương mại
Tổng hợp số liệu hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm từ một nước hay một vùng lãnh thổ dễ dàng hơn trong việc xác định được lượng hàng hóa XNK, trị giá từ từng nguồn
dễ tính toán và thống kê hạn ngạch, tránh tình trạng xuất siêu hay nhập siêu.
Ví dụ:
Hiện nay Việt nam áp hạn ngạch thuế quan đối với một số hàng hóa như: Muối, đường tinh luyện, đường thô, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm,…
Việc nhập khẩu gạo Ấn Độ tăng đột biến đã khiến Bộ công thương vào cuộc để kiểm tra xem có gian lận về pháp lý hay xuất xứ không.
EU cũng đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nông sản và gạo từ Việt Nam.
- Hỗ trợ việc ghi nhãn, mác hàng hóa
Tại Điều 15, nghị định 43/2017/NĐ-CP, quy định ghi xuất xứ trên nhãn mác hàng hóa:
Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
- Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
- Doanh nghiệp tự ghi xuất xứ hàng hóa lên nhãn, mác hàng hóa, dựa trên thông tin giấy chứng nhận xuất xứ

TÁC DỤNG CỦA CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ:
- Đối với nhà Xuất khẩu:
- Giúp người xuất khẩu chứng minh được hàng hóa này có xuất xứ rõ ràng, không nhập lậu hay trôi nổi.
- Căn cứ để xác định chất lượng và thương hiệu hàng hóa, đặc biệt với những hàng truyền thống, đặc sản, …
- Đối với nhà Nhập khẩu:
- Giúp người Nhập khẩu hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi
- Giúp người Nhập khẩu đảm bảo hàng hóa được sản xuất từ nước mà họ muốn
- Bằng chứng để chứng minh người Nhập khẩu không vi phạm quy định của nhà nước: hàng hóa không phải nhập từ nước bị cấm vận
- Đối với Cơ quan nhà nước
- Giúp CQHQ và Chính phủ quản lý được các mặt hàng nhập khẩu
- Ngăn chặn kịp thời hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm NK
- Xác định đúng mức thuế suất
- Xác định nguồn nhập và thống kê hạn ngạch để bảo vệ sản xuất trong nước
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn giải thích được một vài thắc mắc liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Xem thêm: GIấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hotline: 0902 08 4648 (Ms. Hana)