Chúng ta đều biết muốn được hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi thì cần phải nộp C/O khi làm thủ tục hải quan, vậy thì những trường hợp nào bắt buộc và những trường hợp nào không cần thiết phải nộp C/O cho CQHQ khi nhập khẩu hàng hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải quyết những thắc mắc đó.
ĐỊNH NGHĨA:
- C/O (Certificate of Origin) hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
- Mục đích:
- Xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, được sản xuất tại vũng lãnh thổ, quốc gia nào.
- Giúp cho đối tác mua hàng của bạn được hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
NỘI DUNG:
TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC NỘP C/O NHẬP KHẨU
Tại khoản 1, điều 26, nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018 của chính phủ, có nêu rõ những trường hợp
Điều 26. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
- Trong những trường hợp sau, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan:
- a) Hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
- b) Hàng hóa thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
- c) Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng;
- d) Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên.
4 TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC NỘP C/O NHẬP KHẨU:
1. HÀNG HÓA ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI
- Trường hợp hàng hóa được nhập khẩu từ một trong những nước Việt Nam đang kí kết hiệp định thương mại (14 FTA)
- Chứng từ cần nộp:
- C/O bản gốc, có chữ “ORIGINAL”
Hoặc
- Chứng từ Tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) (bản chính)
Ví dụ: như ở Đông Nam Á hiện tại có Thái Lan, Singapore, sử dụng chứng từ TCNXX
Hay một vài hiệp định mới như: EVFTA, CPTPP, …
=> Nếu không muốn hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì khỏi nộp.
2. HÀNG HÓA CÓ NGUY CƠ GÂY MẤT AN TOÀN SỨC KHỎE VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
- Có nghĩa là những hàng hóa đang nằm trong khu vực dịch bệnh, như cúm gà, dịch bệnh covid,… để người ta xét xem có cho phép nhập hay không, tránh làm lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,…
Ví dụ: Hongkong nhập khẩu một lô cá chim bị nhiễm SARS-CoV-2 từ Indonesia, làm phát tán dịch cho một vùng chợ ở Hongkong.
Đậu và hạt nhập khẩu từ Ấn Độ bị nhiễm mọt, Việt Nam phải cấm nhập khẩu trong một thời gian.
Hay gỗ nhập khẩu từ Châu phi bị bệnh hay Đậu nhập từ Mỹ bị bệnh,…
3. HÀNG HÓA ĐANG ÁP THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI (CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP, THUẾ TỰ VỆ, …)
- Có nghĩa là khi hàng các bạn nhập khẩu về cần phải được kiểm tra xem có nằm trong danh mục hàng bị áp các loại thuế này không.
- Danh mục những mặt hàng bị áp thuế PVTM (biểu thuế XNK 2021)
4. HÀNG HÓA NẰM TRONG CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU
- Có một số mặt hàng khi bạn Nhập khẩu phải có Chứng nhận xuất xứ hoặc Tự chứng nhận xuất xứ, và đảm bảo rằng không nằm trong nước bị liên hợp quốc cấm vận.
(Danh mục hàng hóa phải nộp C/O khi nhập khẩu, quy định tại Phụ lục II, TT 03/VBHN-BTC)
LƯU Ý: ở trường hợp 2, 3, 4, C/O như giấy phép nhập khẩu, đó là điều kiện bắt buộc để nhập khẩu được hàng hóa
TRƯỜNG HỢP KHÔNG BẮT BUỘC NỘP C/O
Tại Điều 6, Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của bộ tài chính có nêu rõ :
Điều 6. Các trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Hàng hóa xuất khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định tại Điều 4 Thông tư này.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan và thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
3 TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN PHẢI NỘP C/O:
1. HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
2. HÀNG HÓA KHÔNG THUỘC DIỆN BẮT BUỘC NỘP
- Hàng nhập khẩu bình thường
- Hàng không nằm trong nước bị Liên hợp quốc cấm vận
- Hàng không nằm trong nước bị dịch bệnh
- Hàng không chịu thuế phòng vệ thương mại
3. HÀNG ĐƯỢC MIỄN NỘP, …
(Chưa thấy có quy định cụ thể về mặt hàng được quy định miễn nộp C/O)
TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC NHƯNG KHÔNG NỘP C/O THÌ SAO?
Tại điều 4, thông tư này,
- Trường hợp không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều này thì thực hiện như sau:
- a) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường và được thông quan theo quy định.
Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai bổ sung theo thuế suất ưu đãi đặc biệt; trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý theo quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa;
- b) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định;
- c) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì hàng hóa phải áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định.
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
1. KHÔNG NỘP C/O VỚI HÀNG HÓA ĐƯỢC ÁP DỤNG THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT:
- Được nhập khẩu bình thường
- Nộp thuế Nhập khẩu thông thường hoặc ưu đãi
Ví dụ: Nhập Cừu sống từ NIGERIA (CHÂU PHI) thì thuế NK thông thường (7.5%) vì nước này không nằm trong WTO.
Tuy nhiên, nếu bạn nhập con Cừu sống này từ Mỹ thì bạn được hưởng thuế NK ưu đãi (5%) vì Mỹ nằm trong WTO
Còn nếu, hàng này nhập từ TRUNG QUỐC có C/O form E, thì bạn được hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (về 0%)
2. KHÔNG NỘP C/O VỚI HÀNG HÓA ĐANG CHỊU THUẾ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI:
- Được nhập khẩu bình thường
- Nộp thuế nhập khẩu bổ sung (thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, chống trợ cấp, hạn ngạch …)
3. KHÔNG NỘP C/O VỚI HÀNG HÓA NẰM TRONG DIỆN QUẢN LÝ XNK VÀ CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN VỀ SINH HOẶC MÔI TRƯỜNG
- KHÔNG ĐƯỢC nhập khẩu
- Bị xử lý theo quy định (bị phạt hoặc tái xuất)
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được một vài thắc mắc liên quan đến C/O nhập khẩu.