1. MFN – Nguyên tắc tối huệ quốc
a. Khái niệm
– Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN) là quy tắc “đối xử bình đẳng” với các nước khác trong hiệp định WTO.
– Ra đời cuối thế kỷ 19, tại Hoa kỳ với mục đích ban đầu là Mỹ muốn thúc đẩy, xúc tiến thương mại với các nước đối tác, được hiểu như buôn bán “có đi có lại”
– Nhưng thời điểm hiện tại, khi WTO ra đời và thay thế cho GATT thì nó mang ý nghĩa các nước có thể cạnh tranh công bằng trong một thị trường, có nghĩa là các quốc gia phải đối xử công bằng về các ưu đãi (thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, lĩnh vực đầu tư, …) giữa các nước đối tác của mình, không dành cho bên nào sự ưu đãi hơn.
CÓ NGHĨA LÀ nếu một nước dành cho đối tác của mình một sự ưu đãi thương mại thì nước đó cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả những thành viên còn lại của WTO.
Điều 1, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1947
Điều I
Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc
- Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.
b. Nội dung chính:
– Chế độ tối huệ quốc đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau.
– Cụ thể là trong các điều ước quốc tế về thương mại cũng như luật thương mại quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc thường được thể hiện dưới dạng quy định cho các sản phẩm hàng hoá dịch vụ có xuất xứ từ một quốc gia đối tác được hưởng chế độ thương mại “không kém ưu đãi hơn chế độ ưu đãi nhất” mà quốc gia sở tại dành cho các những sản phẩm hàng hoá dịch vụ tương tự của bất kỳ quốc gia nào khác. Chế độ đối huệ quốc về bản chất không phải là việc ưu đãi của một quốc gia chủ nhà với từng quốc gia được hưởng chế độ này mà nó chỉ về sự ưu đãi tương tự, giống nhau giữa các quốc gia trong mối liên hệ với quốc gia chủ nhà.
– Đảm bảo cho các nước có điều kiện và cơ hội ngang nhau trong thương mại quốc tế
– Xóa bỏ sự kì thị, phân biệt đối xử với các nước khác nhau.
Lưu ý:
– Việt nam vẫn không áp dụng hình thức này đối với một số trường hợp ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, văn hóa và tinh thần quốc gia.
MFN chỉ áp dụng cho hàng hóa giống hệt hoặc tương tự

2. GSP – Chế độ ưu đãi phổ cập
a. Khái niệm:
– Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized Systems of Preferences – GSP), là ngoại lệ của chế độ tối huệ quốc, thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước ít phát triển sang các nước phát triển, mà không cần có đi có lại và không phân biệt đối xử.
CÓ NGHĨA LÀ các nước phát triển đơn phương, tự nguyện dành sự ưu đãi thuế nhập khẩu cho những mặt hàng từ các nước đang phát triển, mức thuế nhập khẩu sẽ thấp hơn so vs những mặt hàng cùng loại từ các nước phát triển.
b. Nội dung chính:
– Những nước đang có chế độ ưu đãi phổ cập:
Hiện nay, có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước phát triển, bao gồm 15 nước thành viên của EU.
EU: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ailen, Italy, Luc Xăm Bua, Hà Lan, Anh, Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Pháp.
Nhật, Niu – Di – Lân, Thuỵ Sĩ, Bun – Ga – Ry, Hung – Ga – Ry, Séc, Ba Lan, Nga, các quốc gia trung lập (CIS), Ca – Na – Đa, Na – Uy, Ôx-Trây-Lia, Ru-Ma-Ni.
– Nước được hưởng GSP:
Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Các nước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển.
– Hàng hoá được hưởng ưu đãi.
Hàng hoá được hưởng ưu đãi được phân loại thành hai nhóm: các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.
Danh mục hàng hoá được hưởng được các nước cho hưởng ưu đãi ban hành có sửa đổi định kỳ và được xây dựng trên có sở biểu thuế xuất nhập khẩu của nước đó.
– Mức độ ưu đãi
Các nước cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN).
– Cơ chế bảo vệ
Với ưu đãi thuế quan GSP được hưởng, hàng hoá của các nước được hưởng sẽ có thêm ưu thế trong thị trường nứơc nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hoá này sẽ tạm thời không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP nữa trong một số trường hợp nhất định.
– Hàng thủ công.
Có nhiều nước cho hưởng ưu đãi cho phép các hàng thủ công và/hoặc sản phẩm làm bằng tay được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt.
Lưu ý:
– Thuận lợi:
- thúc đẩy giao lưu thương mại
- tạo thị trường cạnh tranh công bằng cho những hàng hóa chất lương từ thị trường kém phát triển
– Bất lợi:
- thường phải làm đơn xin các nước phát triển chấp nhận
- ưu đãi chỉ giới hạn trong một số mặt hàng
- kèm các điều kiện kinh tế (Hoa Kỳ)
- mức thuế ưu đãi được điều chỉnh định kỳ, không ổn định
- một số hạn chế về mặt chính trị và nhân quyền làm cho chế độ ưu đãi này kém hấp dẫn hơn: thực tế hiện nay Mỹ vân chưa sử dụng chế độ GSP cho việt nam với lý do chưa có nền kinh tế thị trường, nhưng thực chất lý do chính là do sự khác biệt về quan điểm chính trị giữa hai nước,
C. FTA – Hiệp định thương mại tự do
a. Khái niệm
– Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là một thỏa thuận thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia (FTA song Phương hoặc FTA đa phương)
– Theo đó, các nước tham gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, tiến tới thành lập khu vực mậu dịch tự do
Phân loại:
- FTA khu vực: hiệp định thương mại tự do sẽ được kí kết giữa các nước trong một tổ chức khu vực.
- FTA song phương: bản ký kết giữa hai nước (VJEPA, VCFTA, VKFTA, …)
- FTA đa phương: được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau (CPTPP, ATIGA,…)
- FTA giữa một nước vs một tổ chức: (EVFTA, AIFTA,…)
b. Nội dung chính:
– Thứ nhất,quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
– Thứ hai,quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan
Thông thường 90% thương mại được áp dụng chung cho các FTA. Trừ một số loại thuế nhạy cảm.
– Thứ ba,quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu
Thường có thời gian kéo dài dưới 10 năm.
– Thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ
Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có quy định về mức cắt giảm thuế khác nhau. Các mặt hàng được sản xuất trong nước tham gia thỏa thuận được nhận ưu đãi lớn hơn.
Lưu ý:
– Ưu điểm:
- thúc đẩy tự do trao đổi buôn bán.
- thu hút được nguồn vốn đầu tư từ cá DN FDI
– Nhược điểm:
- Giảm khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước.
- Sự hiểu biết về điều kiện của FTA của Doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế.