Rủi ro trong Logistics là điều không thể tránh khỏi và có thể gây ra những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Bởi vậy quản trị rủi ro trong Logistics là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được cách để quản trị rủi ro trong Logistics hiệu quả

I. Quản trị rủi ro trong Logistics là gì?
Liên quan đến việc vận tải và vận hành hàng hóa, quản trị rủi ro Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm các chiến lược để quản lý rủi ro hằng ngày, việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa. Từ đó, dựa trên các đánh giá này để đưa ra các quyết định nhằm giảm rủi ro và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng.
Một vài hoạt động cơ bản của quản trị rủi ro Logistics
- Rủi ro giá thành
- Rủi ro về chất lượng
- Quản lý vận chuyển đầu vào đầu ra
- Chuẩn bị đội xe, đội tàu
- Quản trị kho bãi, vật tư
- Quản trị hàng tồn kho
- Quản lý các nhà dịch vụ cung cấp bên thứ ba
- Rủi ro pháp lý
- Rủi ro danh tiếng…vv
II. Kế hoạch và mục đích quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng
Không phải bỗng dưng mà các doanh nghiệp cần có những chiến lược quản trị rủi ro trong Logistics. Mục đích của những việc đó như sau
- Xác định những rủi ro có thể xảy ra – bao gồm việc xác định và đo lường các rủi ro do tai nạn mất mát thông qua kiểm tra, rà soát các hợp đồng, tổng hợp các khiếu nại và xem xét các rủi ro trong quá khứ để tìm ra các lỗ hỏng.
- Giảm thiểu rủi ro – bao gồm việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những rủi ro.
- Cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ra quyết định giải quyết rủi ro.
- Tránh tổn thất kinh doanh do gián đoạn logistics: Do thị trường và môi trường kinh doanh phức tạp, những gián đoạn không mong muốn trong logistics sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và làm suy yếu sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý rủi ro đã trở thành chìa khóa để tránh tổn thất kinh doanh nghiêm trọng.
- Lên kế hoạch quản trị rủi ro bao gồm việc ước tính tác động của các rủi ro khác nhau và phác thảo các phản ứng có thể nếu nguy cơ xảy ra.
- Ngoài ra, quản trị rủi ro sẽ đảm bảo giải quyết ưu tiên những rủi ro có nguy cơ cao và đảm bảo việc giải quyết rủi ro sẽ mất một mức chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất.
Tóm lại, đánh giá và quản trị rủi ro là vũ khí tốt nhất để chống lại những thảm họa đối với dự án, kế hoạch, doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa việc bạn cần là phải phát triển chiến lược lâu dài để phòng chống chúng, điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
III. Cách để quản trị rủi ro
Để hạn chế bớt những rủi ro trong logistics, các công ty cần phải đưa chỉ tiêu hiệu quả vào hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu hay nhà cung cấp dịch vụ logistics, luôn thông báo trước cho khách hàng về những vấn đề có khả năng xảy ra, loại bỏ những nhà cung cấp kém năng lực, cùng với khách hàng chia sẻ chi phí tăng cao, nâng cao sự liên kết trong doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro hàng hóa và tỷ giá, chú ý khâu bảo hiểm…

1. Xây dựng hệ thống vững chắc
Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phòng vệ vững chắc từ ngôn ngữ đến đào tạo nhân viên để xác định và ngăn chặn những rủi ro chưa biết ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Loại bỏ những nhà cung cấp kém năng lực, cùng với khách hàng chia sẻ chi phí tăng cao, nâng cao sự liên kết trong doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro hàng hóa và tỷ giá, chú ý khâu bảo hiểm…
2. Xác định những rủi ro có thể gặp phải
Rủi ro có thể bắt nguồn từ bất cứ đâu việc đâu tiên phải xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro để có một chiến lược giải quyết hợp lý. Do đó, ta cần phải xác định mọi sự kiện có ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp cũng như có thể gây ra vấn đề trong hoạt động logistic.
3. Phân tích các rủi ro để đưa ra chiến lược phù hợp
Tiếp theo, việc quản trị rủi ro là phải phân tích vấn đề xảy ra
Phân tích tổng hợp mọi thừ nguyên nhân từ đâu mà ra, sàng lọc kỹ càng những yếu tố ảnh hưởng mà rủi ro có thể tác động tới chuỗi cung ứng. Hành vi người tiêu dùng hoạc bất kỳ vấn đề phát sinh
4. Đánh giá rủi ro
Sau khi mình đã làm theo các bước, có thể đánh giá lại mình làm như vậy có khả thi không
Xem các thứ tự khả năng rủi ro để xem mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động logistic và chiến lược phát triển.
5. Đối phó với rủi ro.
Bây giờ các nhà quản trị rủi ro bắt đầu đưa ra các biện pháp có thể giảm hoặc tốt hơn hết là ngăn không cho rủi ro xảy ra. Câu hỏi được đặt ra lúc này là: Những gì chúng ta có thể làm để giảm khả năng rủi ro này xảy ra? Có thể làm gì để giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra?
Phát triển kế hoạch dự phòng hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tương lai.
Từ những giai đoạn trên các nhà quản trị sẽ tổng kết và giải quyết nguyên nhân đồng thời phân tích lại cách giải quyết ra đưa ra các kế hoạch trong tương lai nhằm giải quyết tốt hơn.