I. Rủi ro trong quá trình vận chuyển đường hàng không là gì? Phân loại ?
1. Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa
Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ một vài sự kiện, rủi ro chỉ phát sinh khi có một sự không chắc chắn về mất mát sẽ xảy ra. Rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không: là những sự cố mà cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và người chuyên chở hàng hóa không thể dự đoán trước được, nó có thể là những sự cố liên quan đến hành trình bay, đến hàng hóa được vận chuyển bởi phương tiện này hay những rủi ro về thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu bằng đường hàng không..liên quan đến sự mất mát, tổn thất về hàng hóa xuất nhập khẩu. Những rủi rủi ro này mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ.
2. Phân loại
2.1 Rủi ro trong quá trình giao hàng vận chuyển
• Về phía người thuê vận chuyển:
– Không book được chuyến bay do đặc tính hàng hóa:
+ Hàng có kích thước lớn, dài, cổng kếnh (oversize)
+ Hàng thực phẩm cần bảo quản lạnh (bằng đá khó, đá gel)
+ Hàng nguy hiểm (sơn, dầu, hóa chất, pin…)

– Không book được chuyến bay do hiện tượng căng tải. Số lượng các hãng máy bay, tuyến bay là hạn chế, Vì thế dễ phát sinh ra mùa căng tải, hàng hóa bị tồn đọng. Người gửi hàng phải chấp nhận cước phí tăng cao hoặc thậm chí dẫn tới bị “rớt” hàng.
– Không book được chuyến bay do không cung cấp đủ chứng từ gửi hàng đặc biệt là nhóm hàng không thuộc hàng thông thường (general cargo).
– Rủi ro do quy cách đóng gói hàng hóa trước khi gửi không theo chuẩn (đóng kiện gỗ, ván ép, hun trùng, thùng xốp).
– Rủi ro trong việc lập bộ chứng từ đi kèm hàng hóa có thiếu sót hoặc sai (hóa đơn thương mại, C/O, Health Certificate….).
• Về phía nhà vần chuyển:
Người gửi hàng hủy bỏ booking hoặc booking sai về trọng tải, ngày giờ xuất hàng, kích thước
2.2 Rủi ro trong quá trình rận chuyển hàng hóa:
– Rủi ro do trường hơp bất khả kháng gây ra như thiên. tai nan, cháy nổ máy bay:
+ Rũi ro do thiên tai: là những rủi ro xảy ra gây nên những chấn động về thời tiết xấu và những tai nạn, tai hoạ tự nhiên khác mà con người không chỉ phối được như sương mù, bão tố.
+ Rủi ro do các tai nạn bất khả kháng bất ngờ nụ(: cháy nổ, tai nạn do các thiết bị máy móc máy bay bị hỏng hóc, chim chui vào động cơ (như trường hợp chiếc Airbus 320 của hãng hàng không Mỹ US Airways chở 153 người hạ cánh an toàn xuống sông Hudson, thành phố New York).
+ Rủi ro do chiến tranh và các yếu tố chiến tranh ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hoá như: Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó.
– Rủi ro do nhân sự và cơ sở vật chất nhà vận chuyển: tổ lái thiếu kinh nghiệm và khu bảo dưỡng kém do tiết kiệm ở những hãng máy bay nhỏ ở các nước nghèo và phương pháp đào tạo phi công hiện nay gây nền các tai nạn máy bay (nguyên nhân chính đều do máy bay mất kiểm soát lúc đang bay mà có thể do tổ lái thiếu tập trung, mất phương hướng hoặc cất cánh, hạ cánh thiếu lực, nhầm đường băng khi phi công và đài kiểm soát không lưu thiếu tập trung, dẫn đến nhầm lẫn, thẩm kịch sẽ xảy ra. Lỗi có thể do phi công không quen đường băng hoặc nhân viên kiểm soát không lưu làm việc tắc trách).
– Rủi ro hàng hóa bị hư hỏng: do nhà vận chuyển không đáp ứng đúng transit time thỏa thuận (máy bay bị tắc nghẽn, không có chuyến nối ở nơi quá cảnh).
– Rủi ro hàng hóa bị thiếu hụt, mất mát đặc biệt trong quá trình chuyển tải ở những tuyến đường dài.
2.3 Rủi ro trong quá trình nhận hàng:
• Về người nhận hàng:
– Hàng hóa nhận được không đúng theo thời hạn yêu cầu. số lượng và chất lượng theo packing list và manifest.
– Hàng hóa không được thông quan do bộ chứng từ gửi hàng ở nước xuất và bộ chứng từ cần xuất trình ở nước nhập khẩu (ví dụ: đối với hàng thực phẩm trên 10 kgs gửi đi Nhật, người nhận phải mang hàng đi kiểm dịch, đối với hàng đồ gỗ gửi đi Trung Quốc trên 100 kgs, người nhận phải có giấy phép nhập khẩu).
– Không nhận được hàng do những chi tiết trên vận đơn hàng không bị sai (đặc biệt trong các trường hợp gửi hàng airport to airport).

• Về người vận chuyển:
– Không thu được cước vận chuyển:
+ Lô hàng có giá trị thấp (1 bức tranh, 1 cái bàn, cái giường, tủ, nệm…)
+ Lô hàng bị mất mát, hư hỏng, đến chậm trễ
+ Lô hàng không thông quan được
>>>Xem thêm: Các loại rủi ro trong quá trình giao hàng vận chuyển
II. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Rủi ro trong hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa nguy hại, khi xảy ra sẽ gây lên tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm hoặc người hỗ trở vận chuyển. Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không có nhiều loại, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề.
1. Phía bên người thuê vận chuyển
• Nắm rõ loại hàng hóa gửi đi
Bạn phải đảm bảo chắc chắn nội dung của món hàng là những vật phẩm không bị cấm theo quy định của quốc tế trong quá trình vận chuyển. Bạn phải hoàn tất hồ sơ và miêu tả đầy đủ, chính xác về hàng hóa, đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề thông tin của sản phẩm nếu phát hiện có lỗi xảy ra.
• Chuẩn bị bộ chứng từ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có những quy định nghiêm ngặt bắt buộc bạn phải tuân thủ theo đặc biệt về thủ tục hải quan C/O (from A, AJ, B,..). Các thông tin kê khai trên bộ chứng từ(Trị giá hóa đơn thương mại, Packing list …). Ngoài hàng hóa khi vận chuyển bạn phải chứng minh được nguồn gốc xuất sứ, tem phiếu đầy đủ và các thủ tục giấy tờ hợp lệ.

• Lựa chọn dịch vụ vận chuyển uy tín
Với dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của D&T Logistics, quý khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí dịch vụ giá cạnh tranh nhất. Để một số lượng lớn hàng hóa xuất và nhập đều đặn hàng tuần bằng đường hàng không, các nhân viên xuất nhập khẩu đều được trang bị kiến thức nghiệp vụ tốt, nhanh nhạy và linh động trong khi tác nghiệp và có tinh thần đội nhóm cao khi cùng tiến hành công việc.
2. Về người vận chuyển
– Kiểm tra kỹ các loại hàng hóa
– Thu tiền phí các vị khách vãng lai
3. Về người nhận hàng
– Chuẩn bị các loại giấy tờ, các loại thủ tục cần thiết để nhận hàng ( Giấy ủy quyền, giấy phép nhập khẩu,…)
– Chuẩn bị cơ sở vận chuyển, phương tiện để nhận hàng
– chuẩn bị các chứng từ cần thiết khi nhận hàng