Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế

Vận chuyển bằng đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa  bằng đường hàng không, hay còn gọi là vận chuyển hàng hóa Air Cargo. Đây là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng Anh là Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane). Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hay còn được hiểu đơn giản là sử dụng các phương tiện máy bay để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói kĩ càng và cho lên các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thương mở cửa giữa khu vực các nước, hình thức vận chuyển bằng đường hàng không này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm ưu thế.

I. Đánh giá ưu và nhược điểm của vận chuyển bằng đường hàng không

Ưu điểm của vận chuyển bằng đường hàng không

Vận chuyển bằng đường hàng không
Vận chuyển bằng đường hàng không

+ Tốc độ đi chuyên nhanh, rút ngắn thời gian vận chuyên. Trung bình tốc độ của máy bay khoảng 800 — 1000 km:h rất cao so với vận chuyên bằng đường biển hay đường bộ

+ Vận chuyển hàng không có độ an toàn cao nhất trong các thức vận chuyển

+ Do không bị cân trở về mặt địa hình nên có thê kết nối với mọi hầu như toàn bộ các quốc gia trên thế giới

+ Hạn chế tối đa những tổn thất phát sinh do làm hàng. đổ vỡ hay trộm cắp

+ Phí bão hiểm vận chuyển thấp hơn đo ít rủi ro hơn các phương thức khác

+ Phí lưu kho thấp đo đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng

Nhược điểm của vận chuyển bằng đường hàng không

+ Chi phí lớn: Phí vận chuyển qua đường hàng không lớn hơn nhiều so với chi phí vận chuyển bằng hình thức khác. Chính vì thế, nó chỉ phù hợp với mặt hàng xa xỉ hoặc yêu cầu vận chuyển nhanh chóng.

+ Giới hạn về khối lượng hàng hóa: Hình thức này không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn.

+ Thủ tục ngặt nghèo: Có khá nhiều các quy định liên quan đến quy định và luật pháp khi vận chuyển hàng không, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Có nhiều mặt hàng theo quy định sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển.

+ Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Do thời tiết xấu, mưa bão… chuyến bay có thể bị delay hoặc hủy làm ảnh hưởng đến

>>> Xem thêm: vận chuyển bằng đường hàng không nhanh chóng

II. Các bên tham gia trong vận chuyển bằng đường hàng không

Xét về góc độ người gửi hàng thì sẽ có một vài lưu ý như sau:

Vận chuyển bằng đường hàng không
Vận chuyển bằng đường hàng không

+ Về Các công ty bưu chính (Postal Company) việc vận chuyển thư tín hàng không, với phong bì tài liệu hoặc các gói bưu phẩm có trọng lượng đến 30 kg. Các công ty này thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Ví dụ: EMS, Viettel

+ Về Các công ty chuyển phát quốc tế (Courier) Việc vận chuyển các phong bì tài liệu và các bưu kiện tới 75 kg, và cũng thuê lại dịch vụ chuyển hàng của các hãng hàng không. Ví dụ: Kerry Express.

+ Về Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator), việc chuyển phòng bì và gói hàng đến 75 kg. Họ thường dùng máy bay vận tải riêng của mình, và có thể thuê lại 1 phần dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS

+ Về Các công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder), việc vận chuyển các gói hàng và các lô hàng đóng ghép trên 75kg, bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker

+ Về Các hãng hàng không (Airline), và các công ty khai thác máy bay (Air Operator), sử dụng máy bay của mình để vận chuyển hàng hóa & hành khách.

Vấn đề vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giữa các sân bay thực sự là do các hãng hàng không, hoặc các nhà khai thác máy bay thực hiện. Dù vậy những công ty chuyển phát nhanh quốc tế có máy bay riêng sẽ tự vận chuyển đa số hàng hóa mà mình làm dịch vụ, phần còn lại mới thuê các hãng hàng không.

III. Quy trình vận chuyển bằng đường hàng không

vận chuyển bằng đường hàng không
vận chuyển bằng đường hàng không

1. Ký hợp đồng với công ty dịch vụ vận chuyển

Sau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng.

2. Booking đặt lịch bay

Việc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.

3. Đóng gói chuẩn bị hàng

Hàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.

4. Làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu

Khi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển

5. Vấn đề phát hành AWB

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành MAWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết.

Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.

6. Việc nhận chứng từ trước qua Email

Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu

7. Việc thông báo hàng đến

Đại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…

8. Lệnh giao hàng

Khi hàng đến, Forwarder thu lại HAWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.

9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó.

10. Nhận hàng

Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Các loại vận chuyển bằng đường hàng không

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *