Forwarder là gì? Vai trò Forwarder trong xuất nhập khẩu

Forwarder

Forwarder là gì? Vai trò của Forwarder trong Logistics. Một số hình thức của các công ty dịch vụ Forwarder và cách để làm Forwarder một cách tốt nhất. Cùng Hoàng DNT Logistics khám phá qua bài viết dưới đây.

Forwarder là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều trong ngành xuất – nhập khẩu. Forwarder đóng vị trí khá quan trọng trong việc giao và nhận hàng hóa, là nhân tố giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra hoàn hảo hơn cho các cá nhân và cả các doanh nghiệp. Nhiều người định nghĩa Forwarder là những tổ chức, công ty làm công việc giao – nhận vận tải, nói một cách khái quát thì đây là những đơn vị trung gian vận chuyển giao và nhận hàng hóa.

Forwarder
Forwarder

I. Forwarder Là Gì?

Giao nhận quốc tế hay còn gọi là Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder. Về cơ bản, đây là một bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.

Ví dụ: Một công ty ở Hải phòng muốn xuất khẩu 1 container 40″ hàng than củi sang Inchon, Hàn Quốc. Freight Forwarder sẽ thu xếp ký hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia. Sau đó, Freight Forwarder sẽ tìm hãng tàu nào phù hợp (chẳng hạn Hanjin Shipping) để thuê vận chuyển container này tới cảng đích.

II. Vai trò Forwarder

Nói về Forwader có rất nhiều vấn đề phát sinh vì rủi ro trong quá trình vận chuyển, hàng hóa có thể bị thất lạc hay không thông quan được. Sau đây là một vài vai trò trong Forwarder.

  • Khách hàng nhỏ, lẻ không dễ tiếp cận với các hãng tàu, hãng vận tải lớn, vì vậy bên trung gian là freight forwarder sẽ giúp họ kết nối.
  • Các freight forwarder sẽ giúp tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, hãng vận tải phù hợp với tuyến đường tốt nhất, và cũng ghép nhiều chuyến hàng cùng giao tới cùng địa điểm, như thế chi phí sẽ tối ưu nhất cho chủ hàng.
  • Ngoài ra , các công ty dịch vụ freight forwarder  còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ phụ trợ khác để tăng thêm doanh thu cho công ty như:
  • Làm thủ tục thông quan, hoàn tất hồ sơ thông quan, nộp thuế xuất nhập khẩu, tiết kiệm chi phí đi lại,quy trình, thời gian thông quan cho chủ hàng.
  • Các vấn đề liên qua về chứng từ, vận đơn(B/L), giấy chứng nhận xuất xứ(C/O), giấy phép xuất nhập khẩu,
  • Quản lý hàng tồn kho, logistics và chuỗi cung ứng.

III. Những Dịch Vụ Của Forwarder

Forwarder
Forwarder

Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến.

  • Forwarder làm các thủ tục về thông quan: Trong trường hợp này, forwarder sẽ thay chủ hàng làm các hồ sơ thuế khóa, thông quan cho hàng hóa, dịch vụ.
  • Forwarder làm dịch vụ quản lý các vấn đề khác liên quan đến hồ sơ, các chứng từ, giấy tờ như vận đơn B/L, giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa, chứng nhận về xuất xứ C/0.
  • Forwarder làm nhiệm vụ tìm kiếm và cung cấp dịch vụ quản lý lưu trữ hàng hóa đang tồn kho, các hoạt động diễn ra trong chuỗi Logistics.
  • Forwarder trở thành chuyên viên hỗ trợ tư vấn những vấn đề thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Forwarder sẽ là những chuyên viên tư vấn và trao đổi kinh nghiệm tuyệt vời cho những ai mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để trở thành nhân viên xuất – nhập khẩu chuyên nghiệp.

Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt (và miễn phí) cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

IV. Chọn Forwarder như nào tốt ?

Forwarder
Forwarder

Nếu bạn là nhà xuất nhập khẩu, hay các công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa, thì việc lựa chọn công ty forwarding phù hợp cũng rất đáng lưu tâm.

Trước hết, việc đầu tiên là phải tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty này có thể tìm trên internet, tại các danh bạ công ty, các trang vàng, các hiệp hội giao nhận (chẳng hạn ở Việt Nam là VIFFAS), hoặc qua quan hệ cá nhân, giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp.

Khi đã có một danh sách các forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất.

Một số tiêu chí để lựa chọn như sau: Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không. Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn. Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không.

Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn, các bên liên quan: hãng tàu (hàng không), cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot… Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C… Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU…

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Forwarder vận chuyển hàng hóa quốc tế

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *