Master Bill (MBL) và House Bill (HBL) đều là Bill of Lading (B/L) được chia theo nhà phát hành. Trước tiên, hãy cùng D&T Logistics tìm hiểu xem B/L là gì nhé
1. Bill of Lading – B/L là gì?
Bill of lading – B/L là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
2.Phân biệt Master Bill và House Bill
Giống nhau
Hai loại master và house Đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau. Như đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Bill Surrendered, Seaway bill…
Điểm khác nhau
HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty forwarding
HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.
Lưu ý khác
Không phải lô hàng nào cũng có cả 2 loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt House Bill và Master Bill. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL), khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối).
Một số trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).
Và đây là một số khái niệm cũng như tôi đã phân tích một số điểm giống và khác nhau giữa Master bill và House bill cho các bạn dễ hình dung, đây là những khái niệm rất cơ bản mà ai làm trong ngành xuất nhập khẩu hay logistic cũng phải nắm mình chỉ nhắc lại mà chủ yếu là dành cho các bạn nào mới vào nghề hoặc ai muốn tìm hiểu về nó thôi.