C/O 2 bên – C/O 3 bên – C/O giáp lưng trong Thương mại quốc tế hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Xuất khẩu còn khá mơ hồ trong việc xác định loại hình C/O phù hợp với doanh nghiệp của mình, như C/O 3 bên cần những thông tin gì? C/O giáp lưng yêu cầu hàng hóa phải được vận chuyển như thế nào để Người mua hàng được hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi?
Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thắc mắc này.
ĐỊNH NGHĨA:
C/O (Certificate of Origin) hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
Mục đích:
- Xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, được sản xuất tại vũng lãnh thổ, quốc gia nào.
- Giúp cho đối tác mua hàng của bạn được hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi.
NỘI DUNG:
Thông thường, có nhiều giao dịch chỉ xảy ra giữa bạn và một người mua, có nhiều giao dịch các bạn bán hàng cho một người nhưng hàng được giao đến một người khác, … để Người mua hàng được hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi thì mỗi trường hợp đều sử dụng những mẫu C/O khác nhau.
Hiện nay về cơ bản, có 3 loại C/O thường dùng phổ biến: C/O 2 bên, C/O 3 bên và C/O giáp lưng.
CỤ THỂ:
1. C/O 2 bên (C/O thường)
Áp dụng cho trường hợp chỉ có 1 người mua – 1 người bán.
Ví dụ: Bạn sản xuất và xuất bán Gỗ cho người mua hàng ở Đức, bạn phải làm C/O 2 bên cho người mua ở Đức, để họ hưởng thuế Nhập khẩu ưu đãi.
- Lưu ý: Trên C/O phải có tên của Bạn và nhà nhập khẩu ở Đức.
Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế luôn có nhiều loại hình buôn bán, bạn có thể ký hợp đồng bán hàng cho một nước nhưng hàng hóa được giao đến một nước khác, trường hợp này bạn sẽ sử dụng C/O 3 bên
2. C/O 3 bên (Third party Invoicing):
Áp dụng trong trường hợp bạn mua hàng ở Việt Nam sau đó bán hàng cho một người mua ở Hàn Quốc
Ví dụ: Bạn mua kẹo dừa ở Bến Tre, sau đó bán lại cho người mua hàng ở Hàn Quốc, lúc này bạn yêu cầu nhà sản xuất ở Bến Tre làm C/O 3 bên, để người mua hàng ở Hàn Quốc được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Lưu ý: trên C/O phải có tên người mua hàng ở Hàn Quốc, nhà sản xuất ở Bến tre và bạn là bên thứ 3. (không thì sẽ bị nghi là C/O ủy quyền và C/O sẽ có nguy cơ bị bác)
Nhưng trên thực tế, nhiều giao dịch chưa thể “mua đứt bán đoạn” luôn được. Nếu bạn là nhà trading thì việc cần gom hàng từ nhiều nhà cung cấp trước khi phân phối hàng và tìm người mua là việc rất cần thiết, và điều quan trọng là không làm mất xuất xứ của hàng hóa đó thì trường hợp này các bạn có thể sử dụng C/O giáp lưng.
>>>Xem thêm: chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
3. C/O giáp lưng (Back-to-back C/O hoặc Movement Certificate C/O):
Áp dụng cho trường hợp bạn mua hàng từ một nước nào đó sau đó bán lại cho một nước khác
Ví dụ: Bạn mua Máy hàn từ Singapore, nhập về Việt nam sau đó từ Việt Nam xuất bán đi Canada. Trường hợp này, bạn cần cấp cho nhà Nhập khẩu ở Canada một C/O giáp lưng với những thông tin dựa trên C/O gốc ban đầu từ Singapore. Lúc này, nhà Nhập khẩu ở Canada mới được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Lưu ý:
- Máy hàn khi nhập về Việt Nam phải được nằm trong kho ngoại quan ở cảng, bạn không được tự ý đưa hàng về công ty của mình cất giữ.
- Hàng hóa phải được bán cho những bên trong cùng hiệp định. (Việt Nam – Canada – Singapore: cùng chung CPTPP)
- Có một số hiệp định không cho phép các bạn nhập hàng về Việt Nam rồi bán lại cho bất kì ai ở Việt Nam, có nghĩa là tên người mua ở C/O gốc phải là tên người bán ở C/O giáp lưng (AKFTA, ACFTA, AIFTA,), nhưng có một vài hiệp định thì không cấm và cho phép.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những trường hợp thực tế áp dụng C/O 2 Bên – 3 Bên và Giáp lưng trong công việc hằng ngày của mình.
>>>Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển quốc tế giá rẻ